Trang chủ » Ung Thư: Tại Sao Lại Quá Khó Hiểu?

Ung Thư: Tại Sao Lại Quá Khó Hiểu?

Bác sĩ Foo Kian Fong, trung tâm Parkway; giải thích những vấn đề căn bản về ung thư.

ung_thu_te_bao
Ung thư xuất phát từ một tế bào nhỏ

Ung thư là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên thế giới. Năm 2015, có gần 9 triệu người chết vì căn bệnh này. Theo WHO, năm loại ung thư hàng đầu dẫn đến tử vong là phổi, gan, đại trực tràng, dạ dày, ngực.

Ở Singapore, ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Theo một thống kê, cứ 4-5 người thì sẽ có 1 người có nguy cơ mắc bệnh trong cuộc đời mình. Nguy cơ gia tăng theo độ tuổi, mặc dù công nghệ y học ngày càng phát triển hơn.

Vấn đề của sự phân chia

Các tế bào cần phát triển và phân chia tạo thành nhiều tế bào hơn; để giữ cho cơ thể khỏa mạnh. Tuy nhiên thỉnh thoảng, quá trình này lại có sai sót.

Việc kiểm soát phân chia tế bào được kiểm soát bởi các gen nằm trong nhân tế bào. Chúng đưa ra các hướng dẫn cho tế bào; làm thế nào để phân chia, và thời gian sống là bao lâu. Nhưng nếu các hướng dẫn này có sai sót, chúng sẽ dẫn đến đột biến.

Ví dụ, nó có thể phân chia không kiểm soát tạo thành khối mô gọi là bướu.Các tế bào bất thường này có thể xâm nhập vào các mô lân cận hoặc di chuyển đến các bộ phận khác, lấn át và phá hủy các mô lành. Sự lây lan này (di căn) là kết quả của ung thư.

Không phải tất cả các khối u đều là ung thư. Một số khối u là lành tính, nghĩa là các bướu kho6ngla6y lan sang các tế bào khác và có thể được loại bỏ. Một số khối u khác là ác tính có nghĩa là chúng có thể di căn.

Nguyên nhân gây Ung thư

Có nhiều yếu tố có thể gây ra hoặc tăng nguy cơ ung thư. Trong đó, di căn là nguyên nhân đầu tiên.

Nguyên nhân khác là tác động bên ngoài, là các tác nhân hoặc chất gây ung thư. Chất gây bệnh bao gồm tia cực tím (UV), tia X, nhiễm trùng do virus….Một số chất độc khác tìm thấy trong các sản phẩm hóa học, như thuốc lá.

Thuốc lá, cho đến nay là nguyên nhân phổ biến dẫn đến ung thư. Hút thuốc, dù là thụ động, có thể dẫn đến ung thư phổi, cổ họng, miệng, thận, dạ dày, ung thư gan…Khói thuốc lá được tạo thành từ hàng ngàn hóa chất, nhiều chất trong đó gây ung thư. Hơn 80% ung thư phổi do thuốc lá gây ra.

Lối sống và chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc ung thư. Việc ăn ít trái cây và rau; hoặc ăn nhiều muối và rượu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Làm sao để Giảm Nguy cơ Ung Thư

Mặc dù không có cách nào ngăn ngừa ung thư hoàn toàn; nhưng có cách để giảm nguy cơ.

-Ngừng hút thuốc: Cho dù bạn ở độ tuổi nào, bỏ hút thuốc cũng làm giảm nguy cơ ung thư phổi. Ngay cả với người không hút, hít phải khói thuốc cũng tăng nguy cơ.

 

te_bao_ung_thu

 

-Ăn uống làn mạnh: ăn ít thịt và các thực phẩm chế biến. Gần 1/3 số trường hợp mắc bệnh liên quan đến dinh dưỡng và cân nặng.

-Hạn chế rượu: Không uống quá 1-2 ly rượu/ ngày

-Duy trì vận động: Dành ít nhất 30 phút tập thể thao hằng ngày.

-Tiêm phòng đầy đủ: Có thể ngăn ngừa các bệnh liên quan đến bệnh nhiễm virus.

-Khám sàng lọc: Thường xuyên kiểm tra và tự kiểm tra làm tăng khả năng phát hiện ung thư.

Phát hiện như thế nào?

Ngoài việc kiểm tra thường xuyên, bạn có thể nhận ra một số biểu hiện bất thường ở cơ thể như:

-Một vết loét trên da, khoang miệng hay bất kỳ phần nào khác của cơ thể mà dường như không có tiến triển tốt hơn.

-Xuất huyết hoặc chảy dịch bất thường, chẳng hạn máu trong đàm hoặc trong phân.

 

nong-gan
nóng gan

 

-Thay đổi thói quen đi vệ sinh hoặc chức năng bài tiết. Chẳng hạn như táo bón mãn tính hoặc tiêu chảy.

-Ho kéo dài hoặc khàn tiếng.

-Khó tiêu hoặc khó nuốt thức ăn

-Giảm cân không rõ nguyên nhân. Ví dụ bạn sụt liền hơn 5kg mà không hề ăn kiêng

-Đau lưng hoặc đau khó chịu ở vùng xương hông

-Sốt thường xuyên và hết sức mệt mỏi.

Đánh giá bài viết!

Gửi bình luận