Trang chủ » Thực Phẩm Phải Là Thuốc Men Của Bạn

Thực Phẩm Phải Là Thuốc Men Của Bạn

“Thực phẩm phải là thuốc men của bạn, và thuốc men phải là thực phẩm của bạn!”

(Lời nói của Ông tổ nền y học thế giới Hippocrates)

 

thuc-pham-cho-suc-khoe
Cân bằng Thực phẩm Axit – Kiềm trong khẩu phần ăn hàng ngày

 

Những chia sẻ của Bác sĩ CK1 Lê Kim Huệ dành cho người bệnh cao huyết áp và tiểu đường.

Qua lời nói trên đây, ta thấy kiểm soát được thực phẩm tiếp nhận vào cơ thể hàng ngày; đối với việc duy trì sức khỏe bản thân quan trọng như thế nào.. Bạn hãy ý thức rằng, yếu tố then chốt quyết định thể chất của bạn là thức ăn, đồ uống. Không nhất thiết phải loại trừ thức ăn, đồ uống có tính axit; mà điểm mấu chốt là phải biết sử dụng chúng hợp lý. Có như vậy, vừa đảm bảo bồi dưỡng được thể chất; vừa đảm bảo môi trường kiềm có trong cơ thể.

 

Mặc dù bệnh tật là điều không ai mong muốn; nhưng thực tế cũng không thể tránh né. Ăn uống hợp lý, kết hợp với việc duy trì vận động và giữ cho tinh thần luôn lạc quan; là phương pháp giúp bạn phòng ngừa, ức chế các tác nhân gây bệnh. Qua đó, về lâu dài, bạn sẽ có được sức khỏe tốt.

 

Với bệnh đái tháo đường, kiểm soát độ pH trong cơ thể rất quan trọng. Vì tuyến tụy có nhiệm vụ tiết ra insuliin, và giúp cơ thể của bạn sử dụng các loại đường và carbohydrate.

 

Tuyến tụy cũng cần canxi để làm công việc của mình một cách hiệu quả. Tuy nhiên, nếu máu có tính axit, nó sẽ sử dụng canxi để cân bằng lại pH trong máu. Đồng thời, chế độ ăn có hàm lượng protein cao có thể gây tắc mạch máu ở tuyến tụy. Vì vậy, việc giải phóng insulin sẽ khó khăn hơn.

 

Do vậy, tốt nhất là bạn không nên ăn nhiều sản phẩm có nguồn gốc từ động vật. Ăn vừa đủ các loại protein có nguốn gốc thực vật như các loại hạt, đậu. Cân bằng các loại thức ăn mang tính axit, kiềm. Phương pháp này có thể giúp bạn phòng ngừa nhiều loại bệnh tật.

 

Thực phẩm mang tính Axit – Kiềm

 

Một số thực phẩm có mang tính Axit:

-Thịt xông khói, thịt đỏ

-Các loại nước ngọt, nước giải khát

-Các loại đạm thực vật như Tôm, Cá, Cua

-Cà phê và Bánh ngọt

-Sữa, phô mai, đậu phộng

 

Một số thực phẩm có mang tính Kiềm:

-Các loại dầu thực vật như hạt lanh, oliu…

-Các loại rau có màu xanh như cải xoăn, bó xôi, súp lơ, cải ngồng, rau bina…

-Những loại củ quả như chuối, bơ, su hào, ớt chuông, dưa leo…

 

 

Đánh giá bài viết!

Gửi bình luận