Bệnh Gan khó phát hiện sớm nhưng nguy cơ không giảm
Bệnh Gan hay đau Gan là cách mà người ta thường dùng để nói khi gan bị bệnh. Trong thực tế cho thấy, hầu hết các ca bệnh có liên quan đến gan; đều được phát hiện khá trễ, lúc đã chuyển biến nặng. Nhiều người thường hay bỏ qua các triệu chứng “nhỏ”, chỉ lo lắng khi có những triệu chứng “lớn”. Và như thế, lá gan bị mất đi một cơ hội vàng cho việc điều trị phục hồi.
Vì sao bệnh Gan khó phát hiện?
Gan được gọi là nhà máy kỳ diệu của cơ thể con người. Nó kỳ diệu là ở chỗ gần như mọi phản ứng bên trong cơ thể; lá gan đều có tham gia và đóng vai trò thiết yếu. Đầu tiên phải kể đến là chức năng chuyển hóa, rồi giải độc và hàng trăm nhiệm vụ khác. Nếu không có 2 nhiệm vụ quan trọng trên; cơ thể và sức khỏe đã nhanh chóng…tiêu tùng từ lâu.
Với một hệ mạch phức tạp và đảm nhiệm nhiều công việc như vậy; lá gan lại sở hữu thêm sức chịu đựng rất bền bỉ. Dù có phải làm việc tăng ca hay ngoài giờ, lá gan vẫn không “kêu đau”. Vấn đề là ở chỗ này.
Dù có cấu tạo rất phức tạp, nhưng ở gan lại không có dây thần kinh cảm giác. Vì thế, cảm giác đau rất ít khi xuất hiện, hoặc có cũng rất nhẹ. Trong khi ai cũng cho rằng: “Không đau là không bệnh”.
Bệnh gan, do đó rất ít khi được phát hiện sớm. Tất nhiên là Gan không thể có sức chịu đựng vô hạn. Nên tới một lúc nào đó đã vượt quá khả năng, Lá Gan sẽ phải kêu đau. Khi đó, những tổn thương đã trở nên nghiêm trọng, vấn đề càng khó giải quyết.
“Khám bệnh” cho Gan qua hai triệu chứng đơn giản
Như bạn đã biết, vì không có dây thần kinh cảm giác nên hiếm khi gan bị đau. Tuy nhiên, sức khỏe của lá gan cũng có thể “bắt mạch” được qua một vài triệu chứng. Đây là điều mà rất rất nhiều người bỏ qua, vì nó không có một biểu hiện đặc thù nào liên quan đến lá gan. Những triệu chứng đó là:
1. Mất ngủ:
Nếu có uống thuốc bổ cho gan bao nhiêu mà mất ngủ, thì cũng thành công cốc. Thời gian buổi tối trong giấc ngủ, gan thực hiện thải độc mạnh mẽ nhất. Khi bạn không ngủ được, thì gan có thể đã bị tổn thương hay tồn ứ chất độc. Cả 2 tình trạng này đều đáng lo ngại cho chức năng gan.
2. Chán ăn mệt mỏi:
Không ăn uống được sẽ làm cho cơ thể bị thiếu hụt năng lượng. Và chán ăn có 1 phần nguyên nhân từ việc chức năng gan bị suy giảm. Do đó, khả năng chuyển hóa kém, làm cho chúng ta có cảm giác chán ăn. Lúc này, cơ thể tiếp nhận không đủ dưỡng chất, dễ sinh ra mệt mỏi.
May mắn là với khả năng kỳ diệu của nó, Lá Gan có thể tự tái tạo nếu như bạn biết chăm sóc, bảo vệ gan đúng cách.
>>> 3 Dấu hiệu đơn giản Phân biệt Tế bào Ung thư và Tế bào Khỏe mạnh