Ngọt như Đường nhưng Lá gan choáng váng, Tiểu đường chực chờ
Ngọt như Đường nhưng Lá gan choáng váng, Tiểu đường chực chờ
Bạn có biết rằng hiện nay, có những thứ bệnh gần như chỉ mới xuất hiện lần đầu tiên? Chính xác là như vậy. Bạn không thể tìm thấy những bệnh lý này khi ngược dòng thời gian. Có thể là 50, 100…năm trước hay từ cái thời mà con người còn đi săn bắt hái lượm.
Liệt kê ra danh sách những thứ bệnh này thì có thể kể đến: Tiểu đường, Béo phì, Tim mạch, Gan mật, Ung thư….; và tỷ lệ những người mắc bệnh đã tăng vọt bất ngờ trong vòng một thập kỷ qua. Khoảng 300 triệu người – mộ con số không ai có thể ngờ!
Biến chứng phổ biến của bệnh cũng nguy hiểm hơn rất nhiều: gây tử vòng; mất thị lực, đoạn chi…ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống. Và nó còn có dấu hiệu tiến triển nhanh chóng mỗi năm.
Dư thừa đường, Tiểu đường thấy ngay
Bác sĩ Lustig, gần đây đã tham gia và một nghiên cứu; nơi họ thực hiện các bài test về mối liên hệ giữa việc tiêu thụ đường và bệnh tiểu đường tại hơn 75 quốc gia. Kết quả cho thấy rằng, cứ 150 kcal (~ 1 lon soda) đường/ ngày sẽ làm tăng nguy cơ tiểu đường lên 1,1%.
Trong nghiên cứu này, tiêu thụ dư thừa đường chỉ mới là một phần trong chế độ ăn uống. Tuy nhiên, đây chỉ mới dừng lại ở mức là một nghiên cứu quan sát. Dù không thể chứng minh được rằng một yếu tố nào đó là nguyên nhân gây bệnh. Nó cũng chỉ cho chúng ta thấy có một liên hệ giữa đường và tiểu đường.
Tiếp tục theo dõi câu chuyện này, bạn sẽ khám phá ra những bằng chứng khác cho thấy sự liên quan của 3 yếu tố xoay vòng: Đường – Tiểu đường và Lá gan.
Đường Fructose và Lá Gan: Cùng hay khác chiến tuyến?
Đường có 2 loại lớn là Glucose và Fructose. Rất nhiều tế bào có thể chuyển hóa được Glucose. Và, nếu trong chế độ ăn uống hằng ngày mà thiếu hụt Glucose, cơ thể chúng ta có khả năng “sản xuất” ra nó.
Fructose thì khác. Chỉ có Lá Gan mới đủ…đẳng cấp chơi với nó. Chỉ có Lá gan mới có khả năng chuyển hóa Fructose; vì chỉ mình lá gan đủ sức vận chuyển fructose.
Các vận động viên hay những người thường xuyên hoạt động có thể ăn nhiều fructose mà không phải lo lắng. Hoạt động nhiều, lá gan dư sức chuyển hóa fructose thành glycogen – một hình thức lưu trữ glucose trong gan.
Tuy nhiên, nếu gan đã đủ glycogen rồi (với đa số mọi người là như vậy); thì fructose còn thừa sẽ chuyển thành chất béo. Một phần chất béo sẽ được chuyển đi; như triglyceride – trong khi phần còn lại vẫn ở trong gan,…góp phần làm gan bị nhiễm mỡ.
Đồng thời, Lá gan cũng sẽ kháng insulin, làm nó tăng vọt trong cơ thể. Đây là nguyên nhân dẫn đến béo phì, hội chứng chuyển hóa và hàng loạt thứ bệnh khác. Cuối cùng, tuyến tụy không thể tiết ra đủ insulin để đưa đường huyết vào trong tế bào.
Lúc này, đường huyết tăng đáng kể. Và khi đó, tiểu đường bắt đầu manh nha.
Còn Fructose trong Trái Cây thì sao?
Chỉ khi dư thừa calories, Fructose mới là thứ đáng gờm. Nếu chúng ta chỉ ăn một lượng nhỏ hoặc đang ở trong tình trạng thiếu hụt calories; fructose trở thành vô hại và bạn không cần phải lo lắng.
Trái cây là loại thực phẩm ít năng lượng, nhiều nước và giàu chất chống oxy hóa. Hầu như rất ít khả năng bạn bị dư thừa fructose do ăn nhiều trái cây.
Trong vài trường hợp, việc ăn nhiều trái cây có hàm lượng đường cao và có tính nóng; cũng rất nên được lưu ý.
Nếu như bạn:
– Mắc bệnh tiểu đường
– Nhạy cảm với Carbohydrates
– Hoặc trong chế độ ăn kiêng low-Carbs
Thì bạn không nên ăn quá nhiều trái cây, ngoại trừ những loại quả mọng nước.
Với những người đang khỏe mạnh và muốn giữ sức khỏe; thì không việc gì mà phải hạn chế ăn trái cây cả. Loại đường Fructose mà bạn được cảnh báo về nguy cơ không phải từ trái cây. Đó là những loại đường bị….thừa trong quá trình ăn uống hàng ngày của bạn.