Lá Gan và những trường hợp…hy hữu
Thật không may, trong một vài trường hợp; Lá Gan cần được thực hiện một vài phẫu thuật để loại/ cắt bỏ một phần. Khi đó, việc hiến tặng hay cấy ghép gan trở thành một vấn đề hết sức quan trọng.
Những nguyên nhân dẫn tới việc phải loại bỏ một phần của gan; có thể do những vấn đề như các khối u lành tính, ung thư biểu mô tế bào gan (dẫn đến ung thư nguyên phát); khối u ác tính di căn (do tế bào ung thư từ một cơ quan bị lây nhiễm khác di căn đến gan); xơ gan (thường là do tiêu thụ rượu bia quá nhiều).
Những căn bệnh này, trong một số trường hợp; bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ Lá Gan.
“Thay thế” Lá Gan – chuyện không hề dễ.
Với các cơ quan khác trong cơ thể, thì chuyện cấy ghép từ người nay sang người kia; sẽ có mức độ thành công do sự tương thích cao hơn. Tuy nhiên, tỉ lệ thành công với việc cấy ghép gan lại chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn. Rất nhiều trường hợp mô tế bào của gan khước từ sự cấy ghép này.
Do vậy, quá trình kiểm tra, phân tích kỹ lưỡng rất cần thiết trước khi làm phẫu thuật cấy ghép; để đảm bảo gan “cho” và “nhận” có thể….bắt tay với nhau.
Thế nhưng, ý tưởng hiến/ tặng một phần bộ phận trong lá gan của mình cho người khác dường như là không thể; ngoại trừ những người thân trong gia đình. Lý do đơn giản, mấy ai chấp nhận “từ bỏ” sức khỏe của bản thân mình. Thực tế cho thấy là vẫn có những câu chuyện hiến/ tặng lá gan như vậy; và họ sức khỏe của họ vẫn tốt như chưa có chuyện gì xảy ra.
Tại sao vậy?
Đó là vì một bí mật “lẫy lừng” của Lá Gan mà rất nhiều người chưa biết.
Khả năng tự phục hồi kỳ diệu đến ngỡ ngàng của Lá Gan.
Trong khi một vài cơ quan khác có khả năng tự phục hồi; thậm chí là tái tạo các tế bào ở mức độ nhỏ; thì Lá Gan lại có một khả năng đặc biệt để phát triển lại như cũ; cho dù một phần của Gan đã bị cắt bỏ đi. Vì vậy, khi nói đến việc hiến gan, người tặng không cần phải quá lo lắng tìm phần khác để “bù” vào. Lá Gan có thể bị cắt đến 25% và vẫn hoạt động tốt sau đó.
Theo thời gian, 75% phần còn lại của Lá Gan sẽ tiếp tục phát triển; và người hiến tặng sẽ lại có một lá gan hoàn toàn khỏe mạnh. Tỷ lệ hồi phục của gan rất đáng ngạc nhiên. Chỉ trong vòng 2 tuần đầu tiên (sau khi cắt bỏ hoặc hiến tặng); thì những bước chính yếu của giai đoạn tái tạo đã được diễn ra. Những năm tiếp theo thì quá trình hồi phục này sẽ diễn ra chậm chạp hơn; cho tới khi Lá Gan hồi phục hoàn toàn.
Khi quá trình tái tạo và hồi phục diễn ra, thì Lá Gan vẫn hoạt động tốt như bình thường. Trong giai đoạn này, các bác sĩ khuyên bạn không nên sử dụng rượu bia; tránh tạo thêm áp lực cho gan và ảnh hưởng không tốt đến các chức năng của gan.
Lá Gan sẽ nhanh chóng hồi phục chỉ sau một thời gian ngắn…
Nếu một người cần được ghép gan; thì một người trong gia đình của họ có thể hiến tặng một phần lá gan. Nếu các mô của tế bào gan có sự tương thích; thì cả người nhận và người hiến sẽ hoàn toàn hồi phục bình thường trong vòng một năm. Lá Gan sẽ khôi phục lại kích thước và các chức năng 100% như ban đầu.
Mặc dù xét về tốc độ, thì lưỡi có khả năng hồi phục nhanh nhất (do có nguồn máu liên tục); nhưng lá gan lại cực kỳ giỏi trong việc hồi phục (cho tới nơi tới chốn); mặc dù quá trình này có thể diễn ra hơi lâu một chút.