Chúng ta có thể sống mà không cần có Lá Gan không?
Hầu hết các con số ước tính cho rằng nếu không có Lá Gan; thì cơ thể của chúng ta chẳng thể nào sống nổi qua…một con trăng. Mặc dù có rất nhiều chức năng khác nhau; nhưng đáng ngạc nhiên nhất là phải kể đến khả năng phục hồi kỳ diệu của Lá Gan.
Nếu bạn hỏi một người nào đó rằng họ có chấp nhận sống mà thiếu một bộ phận nào đó trong cơ thể không; chắc chắn câu trả lời sẽ là KHÔNG! Nhưng ít an nhận ra là điều này lại hoàn toàn có thể. Trong một số trước hợp, cơ thể có khả năng đảm nhiệm cùng một lúc hai việc; hoặc các giải pháp nhân tạo có thể thay thế trong việc xử lý, trao đổi và bài tiết các chất.
Ví dụ, bạn có thể sống mà không có dạ dày, thận, túi mật, ruột hoặc ruột thừa. Với một số bộ phận khác, có thể loại bỏ một phần mà cơ thể chẳng hề hấn gì; chẳng hạn như não và ruột. Tuy nhiên, điều tương tự có xảy ra như vậy với lá gan của chúng ta? Bạn sẽ có cơ hội sống sót nào, nếu như không có cơ quan kỳ diệu ấy?
Câu trả lời chắc chắn là KHÔNG! Tuy nhiên, nếu chỉ cắt bỏ hoặc loại bỏ một phần lá gan thì sao? Khám phá những điều bí ẩn của lá gan sẽ mang đến lời giải cho câu hỏi này.
Chúng ta không thể sống mà thiếu Lá Gan!
Có một sự thật đáng ngạc nhiên là nhiều người chẳng biết Lá Gan làm gì; thâm chí là nó nằm ở đâu cũng chẳng biết. Gan có trọng lượng vào khoảng 1,5kg; là một trong 4 thùy nằm phía bên phải của bụng, dưới cơ hoành. Lá Gan cũng là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể; và những chức năng của nó quan trọng đến mức quyết định sự sống của chúng ta.
Lá Gan làm nhiệm vụ thải độc tố ra bên ngoài bằng cách lọc máu. Trung bình mỗi phút có khoảng 1,5 lít máu đi qua gan. Với các mầm bệnh tiềm ẩn và các độc tố có trong máu; mà lại không có chức năng này thì cơ thể sẽ không thể…cầm cự được bao lâu. Ngoài ra, gan cũng lãnh trách nhiệm sản xuất mật; điều cực kỳ cần thiết cho quá trình tiêu hóa thức ăn.
Quả thật, nếu như Gan không hoạt động liên tục để đào thải độc tố; và thực hiện quá trình trao đồi chất trong cơ thể; thì hàng loạt vấn đề rắc rối sẽ xảy ra.
Nói vậy cũng chưa đủ, vì Lá Gan còn giữ nhiệm vụ làm đông máu; và như thế, nó ngăn ngừa tình trạng xuất huyết nội. Cuối cùng, phải nhắc đến chức năng sản xuất protein của gan cần thiết; đảm bảo cho quá trình trao đổi chất của cơ thể được suôn sẻ.
Nhìn chung, những chức năng của gan quyết định đến sự sống còn của cơ thể chúng ta