Trang chủ » Lá gan và Đường trong máu

Lá gan và Đường trong máu

Lá gan của bạn giữ cùng lúc 2 nhiệm vụ: lưu trữ và sản xuất đường trong máu.
Câu chuyện bắt đầu từ việc ăn uống hằng ngày của chúng ta. Có 2 loại đường thường xuất hiện trong khẩu phần ăn hằng ngày, đó là đường Glucose và Fructose. Khi bạn ăn những thực phẩm giàu tinh bột như gạo, khoai, bắp…; thì cơ thể sẽ “chặt” lia lịa vài trăm nhát, để thành một loại đường đơn giản gọi là Glucose. Còn với những loại đường-đúng-là-đường như đường mía, đường thốt nốt, đường trắng; thì chỉ cần một phát chặt đơn giản, thì đường sẽ văng ra thành 2 mảnh bằng nhau: đường glucosefructose.
fructose-and-glucose
Cơ thể rất khó chịu; chỉ khi đường bị “chặt” thành những loại đường đơn giàn trên; thì ruột mới chịu hấp thụ. Lúc này, đường glucose sẽ ngấm vào máu và được đưa đến các tế bào để đốt. Đốt không hết thì đưa lại về gan, nén vào các mô mỡ để dự trữ. Khi nào thiếu, thì mỡ lại được lôi ra để…đốt tiếp. Fructose thì đi thẳng đến gan để đốt; và đốt không hết thì cũng được đem đi lưu kho chờ thời.
Vậy nên, lượng đường trong máu với lá gan có sự liên quan khá gần gũi với nhau.

Trở lại câu chuyện lượng đường trong gan…

Ngoài những chức năng cực kỳ quan trọng khác; thì gan còn giữ vai trò như một chiếc bình chứa glucose của cơ thể; có chức năng duy trì lượng đường trong máu và cung cấp liên tục năng lượng cho cơ thể. Gan sản xuất và lưu trữ glucose; và khi nào cơ thể phát tín hiệu, thì nó sẽ cung cấp kịp thời.
duong-trong-mau
Chế độ ăn uống quá nhiều đường có thể làm tăng lượng đường trong máu
Khi cơ thể bạn thiếu năng lượng (khi đói bụng hay qua một đêm); thì cơ thể không còn cách nào khác là phải tự sản xuất ra đường. Gan cung cấp đường và glucose sau quá trình chuyển đổi từ glycogen. Gan cũng còn một cách khác để sản xuất ra đường; bằng cách thu thập các axit amin và các phụ phẩm khác của chất béo.

Đường trong máu và nguy cơ bệnh tiểu đường

Khi nguồn cung glycogen trong cơ thể thấp xuống; thì cơ thể sẽ bắt đầu bảo tồn đường cho những bộ phận luôn cần có đường như: não, hồng cầu, thận…Để bổ sung thêm đường do nguồn cung hạn chế; gan tạo ra các loại nguyên liệu thay thế từ chất béo, được gọi là xê-ton. Xê-ton được “đốt” bởi cơ và các bộ phận khác trong cơ thể. Lúc này, đường sẽ được đi vào chế độ “tiết kiệm”; chỉ những cơ quan nào trong cơ thể thật sự cần thì mới được cung cấp.
Điều quan trọng với những người tiểu đường tuýp 2 phải hiểu được cơ chế này. Lý do đơn giản là vì lượng đường trong máu tăng vọt vào buổi sáng; có thể từ nguyên nhân của quá trình tăng glucose quá mức trong đêm trước đó. Hơn nữa, vì gan là nơi kiểm soát việc lưu trữ và sản xuất ra đường; nên người bị tiểu đường cũng cần phải lưu ý cải thiện chức năng gan trong quá trình điều trị.
Đánh giá bài viết!

Gửi bình luận